Brand là một phần rất quan trọng đối với doanh nghiệp trên thị trường, góp phần thiết yếu đến việc tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Trong hệ thống kiến thức Marketing hiện đại thì Brand là một khái niệm tuy mới mẻ nhưng làm thay đổi rất nhiều về nhận thức kinh doanh, giúp mở rộng danh mục sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Để hiểu rõ hơn về Brand, bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!

Brand là gì?

1. Brand – Thương hiệu là gì? Định nghĩa cơ bản về thương hiệu

Brand – Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

CEO của Amazon – Jeff Bezos đồng thời cũng đưa ra một định nghĩa về brand: “Thương hiệu của bạn sẽ là những gì người ta nói về khi bạn không ở đó.”

brand2

Tại Việt Nam, Brand đang được giới chuyên môn nắm bắt và ứng dụng trước tiên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên Brand mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng hiểu hết được bản chất của vấn đề. Bằng thuật ngữ tạm dịch Brand là Thương hiệu, iColor Branding xin giới thiệu một số khái niệm cơ bản xoay quanh vần đề này nhằm giúp quý độc giả có những quan điểm rõ ràng hơn.

2. Brand quan trọng như thế nào trong sự phát triển của doanh nghiệp?

Với cơ chế và xu hướng cạnh tranh hiện nay thì ngoài yếu tố về chất lượng sản phẩm. Bản sắc thương hiệu là một thứ vũ khí quan trọng giúp các thương hiệu dành lợi thế cạnh tranh. Bạn sẽ không muốn phải trả giá cho những sai lầm về xây dựng thương hiệu dẫn đến thất bại. Nói thẳng ra, doanh nghiệp không có thương hiệu thì sẽ không có sự bền vững.

Vậy tại sao lài cần xây dựng thương hiệu? Chi phí có phải là vấn đề quan trọng không? Trước hết chúng ta hãy nhìn vào những lợi ích mà việc xây dựng thương hiệu mang lại. Như là xây 1 cái nhà vậy, chỉ thật sự ấm áp khi được lấp đầy các giá trị về tinh thần và thể chất. Hãy cùng đánh giá lại tầm quan trọng thật sự của thương hiệu qua các lợi ích sau:

brand3

Brand giúp thu hút khách hàng mục tiêu

Trọng tâm của triển khai sản phẩm và truyền thông chính là nghiên cứu khách hàng. Từ các tệp hành vi sẽ được chuyển thành các bộ quy chuẩn, các thiết kế, các thông điệp. Mọi thứ sẽ được xoay quanh trung tâm là khách hàng để lấy được niềm tin. Từ đó tệp khách hàng tiềm năng sẽ luôn nhớ đến bạn và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Brand giúp tăng hiệu quả của truyền thông

Truyền thông giỏi thì bạn không chỉ biết tiêu tiền. Mà phải biết cách để thông tin tự lan tỏa, sức mạnh của thương hiệu chính là chìa khóa. Các giá trị văn hóa khác biệt sẽ tạo ra tệp khách hàng trung thành giúp bạn làm việc này miễn phí. Nhưng chính doanh nghiệp cũng phải ý thức được việc xây dựng giá trị 1 cách bền vững để giữ chân những người này.

Brand giúp tối ưu thời gian và chi phí niềm tin

Một khi đã có thương hiệu tốt, chúng ta đã có thể tối ưu được rất nhiều cho hoạt động. Việc duy nhất cần tập trung đó chăm sóc khách hàng, thay vì phát triển đội ngũ bán hàng ồ ạt thời gian đầu. Cải tiến nhận thức và hệ giá trị bền vững là các tiêu chí quan trọng để bạn tạo ra niềm tin cho khách hàng.

Brand giúp tăng giá trị doanh nghiệp

Một khi đã có tệp khách hàng tiềm năng, có đội ngũ nhân sự tài ba và chuyên nghiệp. Đã đến lúc doanh nghiệp có thể nghĩ nhiều hơn đến việc gia tăng giá trị sản phẩm. Lúc này khái niệm tài sản thương hiệu thật sự ra đời và bạn sẽ phải ồ lên vì thành côn đã đến. Thậm chí khi sản phẩm đã đạt đến tối ưu thì doanh nghiệp có thể nghĩ đến việc bán nhãn hiệu. Khách hàng lúc này sẵn sàng mua sản phẩm chính vì cái tầm của thương hiệu.

Brand giúp chống đỡ các cơn sóng vô hình

Nói là vô hình vì không biết bao giờ mới nổi lên, các doanh nghiệp sẽ không có thời gian để chuẩn bị. Nó có thể là khủng hoảng tài chính, dịch bệnh, yếu tố chính trị và hơn thế nữa. Giá trị thương hiệu sẽ là chiếc phao cứu sinh mạnh mẽ nhất. Bạn sẽ có khách hàng trung thành, các đối tác luôn đặt niềm tin, đoàn kết của nhân sự.

 

3. Các yếu tố để tạo nên Brand – thương hiệu dẫn đầu

Theo rất nhiều cách khách nhau hiệu nay 1 thương hiệu tốt phải bao gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau. Quan trọng là doanh nghiệp của bạn hiểu đến đâu và xem gì là quan trọng nhất để bắt đầu xây dựng. Các yếu tố cơ bản nhất mà ai cũng dễ dàng nhận ra đó là tên thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, quy mô tổ chức, bộ nhận diện thương hiệu…

Tên thương hiệu, Slogan

Tên thương hiệu hiểu đơn giản chính là tên gọi mà mọi người thường dùng khi nhắc đến thương hiệu. Có thể là tên thông tin đầy đủ hoặc viết tắt. Hiểu rộng ra thì các sản phẩm với các tên gọi khác nhau chính là các thương hiệu con và là 1 phần của thương hiệu mẹ. Một thương hiệu lớn sẽ thường có tên riêng và được đăng kí sở hữu trí tuệ để được bảo hộ. Và thường rất ít doanh nghiệp sẽ đổi tên thương hiệu của mình.

Slogan là một yếu tố không dễ để xây dưng, không đơn giản chỉ là 1 câu khẩu hiệu được nói ra. Để có một Slogan đủ chất bạn phải có quá trình thật sự sống và chiến đấu cùng thương hiệu. Thật sự thấu hiểu các giá trị của khách hàng mục tiêu và sản phẩm mình đang cung cấp. Từ đó đưa ra những khẩu hiệu đi vào tâm trí của khách hàng. Đó chính là lời khẳng định và cũng là mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được.

Câu chuyện thương hiệu

Ở Việt Nam không nhiều doanh nghiệp suy nghĩ đến điều này, hầu hết chỉ tập trung vào doanh số. Nhưng ít ai hiểu rằng đây mới chính là con thuyền đưa thương hiệu đến những thành công và bền vững nhất. Câu chuyện thương hiệu khi được xây dựng đúng cách chính nó sẽ tự lan truyền trong cộng đồng. Đây chính là cách truyền thông miễn phí hiệu quả nhất mà doanh nghiệp cần có. Để hiểu hơn câu chuyện thương hiệu sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi sau đây:

brand

  • Doanh nghiệp của bạn được sinh ra vì mục đích xã hội như thế nào?
  • Doanh nghiệp của bạn có tầm ảnh hưởng như thế nào đến các xu thế của xã hội?
  • Doanh nghiệp của bạn có gì ngoài giá trị sản phẩm để giữ chân khách hàng?
  • Khi nói về doanh nghiệp của bạn mọi người sẽ chia sẻ những thông tin gì?
  • Bạn hãy kể về câu chuyện tạo nên sự thành công của thương hiệu?

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa ở đây chính là cách ứng xử trong nội bộ của doanh nghiệp ra sao. Các hành vi và chuẩn mực khi giao tiếp với khách hàng và đối tác là như thế nào. Một thương hiệu có văn hóa chính là một thương hiệu được xã hội ghi nhận. Nó giúp tạo ra các ghi nhớ khi mà khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm của thương hiệu. Theo một dạng thức vô hình nó sẽ in sâu trong tâm trí khách hàng và rất khó để thay đổi nó.

Quy mô tổ chức

Rõ ràng một doanh nghiệp khi xây dựng mà không tính đến yếu tố này thì khả năng cao sẽ thất bại. Nó đơn giản như việc xây 1 ngôi nhà vậy, không tính toán được các công việc cụ thể sẽ rất dễ dẫn đến sự phụ thuộc. Gia chủ sẽ bị thuộc vào tài chính, phụ thuộc vào nội thất, chính quyền…Mọi vấn đề sẽ phát sinh đến mức khó kiểm soát. Vì thế việc quan trọng không phải là mở doanh nghiệp sản xuất cái gì. Mà hãy nghiên cứu về quản trị điều hành để biết vị trí của mình là ở đây, bắt đầu như thế nào.

Brand – các yếu tố trong xây dựng thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu

Đây là một khái niệm còn rất mơ hồ với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí bị xem là thứ yếu trong hoạt động tổ chức kinh doanh và phát triển thương hiệu. Để rồi sau đó sẽ lại phải đuổi theo yêu cầu và làm chậm bộ máy một cách không đáng có.

Một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ thông thường bao gồm rất nhiều các thành phần. Nó được quy định thường là theo ngành nghề, hoặc nhu cầu của từng giai đoạn cần áp dụng. Dưới đây là cách thành phần cơ bản về nhận diện thương hiệu mà các doanh nghiệp cần lưu ý:

4. Các tính chất giúp thương hiệu trở nên hoàn hảo

Mục đích thương hiệu

Dù là phát triển nhân sự hay bán hàng thì mọi việc đều nên có mục đích rõ ràng. Và mục đích chắc chắn phải nhìn nhận theo chiều hướng tích cực để đi đến thành công. Khi đó doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu kinh doanh để lên chiến lược dài hạn.

Tính nhất quán

Bản sắc thương hiệu là quá trình tích lũy vì thế cần được nhất quán về mặt thông điệp. Thực tế triển khai có thể thay đổi do môi trường, nhưng hãy luôn biết bạn làm vì điều gì. Hãy đánh giá thật kỹ và chọn ra các tiêu chí nhất quán trên toàn bộ hoạt động. Khi triển khai chỉ nên cải tiến, đừng cố thay đổi quá nhiều sẽ dẫn đến vỡ cấu trúc thương hiệu.

Tính cảm xúc

Dù có lý trí đến đâu thì mọi thành phần của doanh nghiệp đều sẽ có cảm xúc nhất định. Dù thế nào khách hàng luôn đúng và chúng ta luôn cần phải hoàn thiện. Điều cần làm đó là chuẩ bị sẵn các kịch bản tâm lý và xây chiến lược ứng phó trong minh bạch. Khách hàng ngày càng tinh ý vì thế đừng có lười họ mà hãy thấu hiểu và chia sẻ.

Tính linh hoạt

Cạnh tranh, cạnh tranh luôn thúc đẩy thương hiệu phải thay đổi. Linh hoạt là cần thiết nhưng cần trong khuôn khổ để bình ổn giá trị thương hiệu. Vấn đề này chỉ cần giải quyết bằng các nguyên tắc và quy chuẩn đã được xây dựng kỹ lưỡng. Bản chất là linh hoạt theo thị trường chứ không phải linh hoạt trong thương hiệu.

Lòng trung thành

Khách hàng yêu thích, đối tác tin tưởng thì xin chúc mừng doanh nghiệp đã tiến 1 bước dài. Sẽ chả là gì nếu doanh nghiệp không có được niềm tin. Các tốt nhất chính là hãy mang lại những giá trị chân thành và trung thực nhất.

brand1

Brand – sáng tạo thương hiệu

5. Làm thế nào để xây dựng Brand trong mắt người tiêu dùng

Không có một quy trình hay nguyên tắc nào đủ chuẩn để áp dụng trong việc xây dựng thương hiệu. Người tiêu dùng sẽ chính là bộ tiêu chí đánh giá chính xác nhất. Thế nên hãy lấy khách hàng làm mục tiêu quan trọng để xây dựng các tiêu chí:

Bước 1: Lựa chọn các khách hàng mục tiêu theo giá trị sản phẩm;

Bước 2: Phân tích hành vi để tạo ra quy chuẩn về văn hóa;

Bước 3: Thiết kế các quy trình, xây dựng lại sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu;

Bước 4: Sáng tạo, gây dựng, thiết kế nhận diện các yếu tố của thương hiệu;

Bước 5: Xây dựng cấu trúc cạnh tranh thương hiệu;

Bước 6: Triển khai quảng bá và ghi dấu ấn văn hoánh doanh nghiệp;

Bước 7: Khẳng định lời hứa của thương hiệu;

Bước 8: Thúc đẩy và chăm sóc khách hàng, thương hiệu;

Bước 9: Phát huy và cải tiến hình ảnh thương hiệu.

Kết luận

Bạn đang chuẩn bị gia nhập thị trường nhưng chưa biết bắt đầu tạo dựng hình ảnh thương hiệu từ đâu? Đừng quá lo lắng vì iLogo sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc đó, Hãy nhắc máy liên hệ ngay chúng tôi để biết thêm thông tin.

>> Liên hệ ngay với iLogo qua hotline 0965 836 899 để được tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của bạn về thiết kế thương hiệu bạn nhé!

 

5/5 - (2 bình chọn)


Công Phạm

Co - Founder & CEO của iMedia.vn - Hệ sinh thái truyền thông thương hiệu và chuyển đổi số. Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu và truyền thông với 15 năm kinh nghiệm điều hành và phát triển doanh nghiệp.

© Copyright 2021 ILOGO BRANDING ®