Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô cùng quan trong của thương hiệu, đã tập trung đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ khoảng 10 năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ nhãn hiệu Việt Nam bị xâm phạm, các doanh nghiệp Việt mới giật mình nhận ra một vấn đề cũng quan trọng không kém chất lượng, đó là phải bảo vệ thương hiệu.

brand

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

Xét về bản chất, thương hiệu không có thật, thương hiệu được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người, là một “trật tự tưởng tượng”. Thương hiệu giúp mọi người tin tưởng, giao dịch, thoả thuận với nhau một cách trật tự, điều này giúp doanh nghiệp, xã hội phát triển. Tương tự như tiền hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn, thương hiệu thuyết phục càng nhiều người biết và tin tưởng rằng “trật tự tưởng tượng” có giá trị và giá trị cao thì người chủ sở hữu càng thành công.

Nếu để phân loại thương hiệu có thể chia làm hai loại:

Thương hiệu doanh nghiệp

  • Công ty Unilever (tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng);
  • Tập đoàn Viettel (số 1 về viễn thông tại Việt Nam);
  • Tập đoàn Vingroup (tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam);
  • Bia Sài Gòn (công ty bia lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam);

Trên đây là những thương hiệu đã nổi tiếng mà hầu hết mọi người đều biết. Vậy các doanh nghiệp “chưa nổi tiếng” thì có được coi là thương hiệu không? Có nhé! Chỉ có điều thương hiệu của họ có phạm vi hẹp hơn.

Thương hiệu sản phầm, dịch vụ

brand2

Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng:

  • Dầu gội Sunsilk, Clear;
  • Sữa tắm Dove;
  • Kem đánh răng P/s, Closeup,…

Tập đoàn VinGroup thì có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:

  • VinHomes(thương hiệu bất động sản cao cấp);
  • VinMart(hệ thống chuỗi siêu thị sạch & an toàn);
  • VinFast(thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam);
  • VinPearl(thương hiệu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp 5 sao);
  • VinCom(hệ thống trung tâm thương mại);
  • VinMec(hệ thống bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế);

Công ty bia Sài Gòn có các sản phẩm nổi tiếng:

  • Bia Saigon Special(còn gọi là Sài Gòn lùn);
  • Bia Saigon Export(còn gọi là Sài Gòn đỏ);
  • Bia 333;

Nhìn chung, một thương hiệu tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của mọi người. Nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Điều gì tạo nên thương hiệu?

Bởi vì thương hiệu là tài sản vô hình nên chúng ta cần xem xét những cái “vô hình” đó là gì?

  • Số người biết đến;
  • Thị phần trong lĩnh vực kinh doanh;
  • Cảm nhận, niềm tin của mọi người về thương hiệu;
  • Khả năng tác động đến quyết định mua hàng;
  • Những thành tích, giải thưởng,…;

Những thứ “vô hình” trên cần rất nhiều thời gian xây dựng. Và là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố:

  • Sản phẩm tốt;
  • Dịch vụ tốt;
  • Chăm sóc khách hàng tốt;
  • Marketing, truyền thông, quảng bá tốt;
  • …v…v…

Đó là kết quả các kinh nghiệm đã tích luỹ được của người tiêu dùng với một nhận thức về công ty, những con người của công ty và các sản phẩm của nó.

Làm thế nào để thiết kế thương hiệu của bạn đậm nét trong tâm trí khách hàng?

Một hình ảnh thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ hiệu quả. Đây là sức mạnh mà hầu hết người xây dựng doanh nghiệp ngày nay đều công nhận. Vấn đề là làm sao để thiết kế thương hiệu hiệu quả, đủ để im đậm vào tâm trí của khách hàng?

  • Hãy hiểu khách hàng trước tiên
  • Hãy đảm bảo sự nhất quán
  • Hãy minh bạch và chính xác
  • Định vị thương hiệu
  • Xây dựng giá trị thương hiệu
  • Cảm xúc hóa thông điệp truyền tải
  • Câu chữ mạnh mẽ, hình ảnh sống động

Chiến lược phát triển thương hiệu là gì?

Chiến lược phát triển thương hiệu là việc phân tích kỹ lưỡng về mọi yếu tố và lên kế hoạch đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn với các chiến thuật cụ thể nhằm tạo dựng thị trường riêng và định vị rõ nét điều mà thương hiệu muốn ghi dấu ấn vào khách hàng tiềm năng được xác định.

brand1

Lợi ích của việc thiết kế thương hiệu là gì?

  • Chứng minh bạn thực sự làm kinh doanh chuyên nghiệp
  • Giúp duy trì khách hàng hiện có và phát triển khách hàng mới
  • Tăng cường sự tin tưởng của đối tác, khách hàng, nhà đầu tư
  • Giúp thương hiệu của bạn trở nên dễ nhớ, dễ đọc hơn
  • Dễ dàng phân biệt và nổi bật hơn trong ngành của bạn
  • Giúp công ty bạn có vẻ “lớn mạnh hơn” so với thực tế
  • Để thu hút nhà đầu tư hoặc dễ dàng chuyển nhượng
  • Để giải thích bạn đang kinh doanh cái gì
  • Cập nhật và đáp ứng những tiêu chuẩn trong ngành hay kinh doanh hiện đại

 

Như vậy có thể thấy rằng, khi khoảng cách về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn, rất khó để tạo ra sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm. Thì cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu tiên số một, thay vào đó là cạnh tranh về thương hiệu.

Để tồn tại được trong thương trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tìm hiểu để bảo vệ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

 

5/5 - (3 bình chọn)


ilogo@2021

© Copyright 2021 ILOGO BRANDING ®